Sáng ngày 20/6/2016, Bộ môn QLKT thuộc Khoa KTCT đã tổ chức buổi seminar về các học thuyết quản lý kinh tế hiện đại. Thuyết trình buổi seminar là TS Trần Quang Tuyến, với sự tham dự đông đủ của các giảng viên trong và ngoài Khoa.
TS Trần Quang Tuyến đã giới thiệu khái quát về sự phân chia các tư tưởng/ học thuyết quản lý kinh tế trong tiến trình lịch sử như tư tưởng quản lý thời tiền cổ điển, học thuyết quản lý cổ điển và các học thuyết quản lý hiện đại. Tại buổi seminar, TS Trần Quang Tuyến đã tập trung trình bày một số học thuyết quản lý cổ điển và hiện đại.
Học thuyến quản lý cổ điển ra đời trong bối cảnh cách mạng công nghiệp ở Tây Âu với sự chuyên môn hóa và phân công lao động phát triển, và quy mô sản xuất mở rộng với dây chuyền sản xuất hàng loạt. Do vậy, các học thuyết quản lý cổ điển, đặc biệt là học thuyết quản lý mang tính khoa học nhấn mạnh tới việc phân chia công việc và tuyển người đúng công việc để gia tang tính chất chuyên môn hóa nhằm gia tang năng suất lao động. Học thuyết quản lý thư lại nhấn mạnh tới việc quản lý bằng văn bản chỉ dẫn để đảm bảo tính thống nhất và kỷ luật chặt chẽ trong công việc nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Học thuyết quản lý mang tính hành chính đã phân chia rõ rang các chức năng của quản lý và nhấn mạnh tới tính thứ bậc, quyền hạn và trách nhiệm được phân công và đào tạo con người liên tục để gia tang hiệu quả công việc. Nhìn chung, tư tưởng quản lý cổ điển nhìn nhận con người như một yếu tố đầu vào và nhấn mạnh tới tính quy chuẩn trong phân công lao động, tính kỷ luật trong công việc.
Các học thuyết quản lý hiện đại như quản lý mang tính hệ thống lại tập trung vào quản lý các bộ phận tương tác với nhau ( đầu vào, đầu ra, quá trình hoạt động và thông tin phản hồi) nhằm đạt được tối ưu hoạt động của tổ chức. Học thuyết quản lý theo tình huống nhấn mạnh rằng việc quản lý nên được điều chỉnh đối với từng cá nhân và từng trường hợp cụ thể và cần có các giải pháp phù hợp với mỗi tình huống cụ thể. Học thuyết này cho rằng mỗi mỗi tình huống quản lý bị tác động bởi các nguyên nhân bên trong và bên ngoài là khác nhau và do vậy nhà quản lý cần có những quyết định và quy trình quản lý phù hợp với từng tình huống. Học thuyết quản lý chất lượng nhấn mạnh tới việc kiểm soát, đảm bảo và quản lý chất lượng, đặc biệt là quản lý chất lượng tổng thể với mục tiêu cao nhất là cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ liên tục. Công việc này được thực hiện bởi mọi người trong tổ chức, luôn lắng ý kiến phản hồi từ khách hàng và người lao động. Các học thuyết quản lý hiện đại nhấn mạnh hơn tới.
Tại buổi seminar, các giảng viên đã trao đổi và thảo luận sôi nổi những đóng góp và ý nghĩa vận dụng của mỗi học thuyết trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Buổi tọa đàm diễn ra trong thời gian 2 tiếng, với nhiều nội dung khoa học được trao đổi và làm sáng tỏ và gợi mở nhiều ý tưởng cho các nghiên cứu và các buổi tọa đàm trong thời gian tới.
TS. Trần Quang Tuyến